Trong thời kỳ mang thai có người còn có biểu hiện tử cung co thắt không bình thường, chủ yếu do các hiện tượng không bình thường gây nên. Hình thức co thắt tử cung của họ cũng không khác sự co thắt bình thường, nhưng không được coi nhẹ. Phải kịp thời áp dụng biện pháp tương ứng.

1. Co thắt tử cung do tiêu chảy.

Chứng buồn nôn và nôn mửa do bệnh tiêu chảy hoặc viêm dạ dày dầy nên có thể làm cho tử cung co thắt nhiều, mỗi dợt kéo dài từ 5 ~ 6 phút, hoặc 2 ~ 3 phút, sự co thắt này có thể gây sảy thai hoặc đẻ non.

Ngoài ra, bệnh viêm ruột thừa cấp tính, sốt cao và phẫu thuật vùng bụng cũng có thể gây ra hiện tượng co thắt tương tự, những hiện tượng này đều phải nhờ bác sỹ khám và chữa trị.

2. Co thắt tử cung báo hiệu sảy thai hoặc đẻ non.
Tử cung co thắt nhiều, co thắt lâu đến 40 giây. Tử cung co thắt mạnh và kèm theo hiện tượng đau lưng, cho thấy tử cung có xu thế mở.

Nếu xảy ra trong 3 tháng đầu, thường cảm thấy bụng dưới đau, lưng nhức mỏi và đỏ lên, lúc này phải xử lý an thai, như nằm nghỉ, uống vitamin E, tiêm bắp progesterone. Nếu tử cung co thắt do thừa tháng, yêu cầu phải nằm viện điều trị.

3. Co thắt tử cung khó tránh khỏi sảy thai.

Tử cung co thắt nhanh và mạnh, có cảm giác như đau bụng từng cơn, nổi nhiều vết đỏ hoặc bục nước, báo hiệu thai sắp ra, phải đưa đến viện cấp cứu ngay, nếu không có thể bị ngất do xuất huyết.

Sau khi nằm viện, bác sỹ sẽ sử dụng thuốc trợ sản hoặc nạo vét tử cung (nạo thai), để đưa thai ra ngoài, nhằm mục đích cầm máu.

Co thắt tử cung trong khi mang thai có nguy hiểm không?
Co thắt tử cung trong khi mang thai có nguy hiểm không?
4. Co thắt tử cung do thai chết.

Mang thai được 5 ~ 6 tháng vẫn không thấy thai động, bầu vú không căng to mà tóp lại, bụng phình nhỏ hơn tháng mang thai bình thường; hoặc ban đầu thai có cử động nhưng sau đó không thấy.

Lúc này có thể xuất hiện hiện tượng tử cung co thắt không theo quy luật, lúc nhiều lúc ít, lúc mạnh lúc yếu.

Điều này chứng tỏ thai đã chết lưu, yêu cầu phải nhanh chóng đưa thai ra ngoài, đặc biệt phải mau chóng đến viện khám và chữa trị, để thai chết sớm được đưa ra ngoài.

Nếu để thai chết lưu nằm lâu trong tử cung, có thể gây tụ máu trong huyết quản và nguy hiểm đến tính mạng.

5. Co thắt tử cung có tính trở dạ giả.

Khi mang thai được 37 tuần, ngày sinh dự tính sắp đến, có thể thấy hiện tượng tử cung co thắt nhiều, mỗi đợt khoảng trên 10 phút, thậm chí còn thấy đỏ.

Thường xuất hiện vào ban đêm, ban ngày yếu hoặc không bị. Đây không phải là dấu hiệu trở dạ thật. Nhưng cho thấy sẽ sinh trong vài ngày tới.

Sự co thắt tử cung này ảnh hưởng đến giấc ngủ, nghỉ ngơi và việc ăn uống, vả lại có thể kéo dài trong vài ngày, thường làm cho người mang thai cảm thấy mệt mỏi, khi trở dạ bình thường, do sức yếu nên tử cung co thắt cũng yếu, gây sinh chậm và băng huyết.

Vì vậy, khi thấy hiện tượng này người mang thai không nên quá căng thẳng, phải chú ý nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, cố ngủ khi tử cung không co thắt, bổ sung chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng chí khí để trải qua kỳ sinh nở sắp tới một cách thuận lợi.

6. Co thắt tử cung khi trở dạ.

Vào ngày sắp sinh xuất hiện hiện tượng tử cung co thắt nhiều, khoảng 4 ~ 5 phút một lần, rất có quy luật, kéo theo chứng nhức mỏi lưng, thấy đỏ, cho biết tử cung đã mở và trở dạ.

Phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện ngay. Nếu ở nông thôn, nếu dự định đẻ tại nhà, lúc này phải thông báo ngay cho người đỡ đẻ.

7. Co thắt tử cung do vỡ ối.

Tử cung co thắt không theo quy luật, đồng thời âm đạo chảy ra một ít dịch, hoặc: khi tử cung co thắt âm đạo chảy ra nhiều nước, cho biết nhau thai đã bị rách.

Nếu thai ngược, mông lệch, phải nằm thẳng ngay và khiêng đến bệnh viện, để tránh làm rụng cuống rốn, làm chết thai nhi. Nếu nước chảy lâu, có thể gây viêm nhiễm đến thai nhi và đường sản của người mẹ, nguy hiểm đến tính mạng của cả hai mẹ con.

8. Co thắt tử cung do quá nhiều nước ối.

Nếu thấy gần tới ngày sinh tử cung to rất nhanh, bụng chướng và cứng, đồng thời có hiện tượng tử cung co thắt không bình thường, thai động yếu, điều này chứng tỏ nước ối quá nhiều, cần phải đưa đến bệnh viện khám và điều trị ngay.

Đối với người có nước ối nhiều, khoảng 25% thai nhi của họ bị dị dạng, kiểm tra siêu B nếu đúng là thực, có thể ngừng mang thai; Nếu thai nhi không bị dị dạng, có thể uống thuốc tây, thuốc bắc, để ngăn ngừa nước ối tăng quá nhanh.

9. Co thắt tử cung mang tính tê cứng.

Tử cung co thắt rất lâu, kéo dài khoảng 2 ~ 3 phút, hiện tượng này có thể làm cho thai nhi thiếu oxy hoặc thai nhi bị chết trong tử cung. Vì khi tử cung co thắt, máu trong thành tử cung chảy đi gần hết, làm cho tử cung tạm thời ở trạng thái thiếu máu.

Thiếu máu lâu, năng lượng dự trữ cạn kiệt, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Vì vậy phải nhanh chóng đưa tới bệnh viện để tiêm thuốc khống chế sự co thắt của tử cung, để tử cung ngừng co thắt và cứu lấy thai nhi.

10. Co thắt tử cung do nhau thai nằm ở phía trước.

Trong giai đoạn giữa và cuối của kỳ mang thai, biểu hiện nhau thai nằm ở phía trước ban đầu có thể là tử cung co thắt không theo quy luật, sau đó âm đạo chảy máu nhưng không đau.

Lúc này phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay, nếu không máu sẽ chảy ra nhiều và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

11. Co thắt tử cung do nhau thai rụng sớm.

Để cuống rốn rụng sớm luôn kéo theo hiện tượng tử cung co thắt không theo quy luật, đồng thời tử cung to và cứng, ấn thấy đau, thai động, xuất huyết âm đạo, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn mửa.

Lúc này phải đưa đến viện ngay để áp dụng biện pháp ngừng mang thai khẩn cấp, nếu không tính mạng của cả hai mẹ con đều bị đe doạ.

12. Co thắt tử cung do tử cung tách sớm.

Đối với người trong lần đẻ trước đẻ bằng cách mổ tử cung, khi tử cung co thắt trong giai đoạn cuối của kỳ mang thai, tại điểm chính giữa hoặc hai bên điểm chính giữa của vết sẹo mổ trên bụng dưới đau ê ẩm, đây có thể là dấu hiệu tử cung tách sớm.

Vì vết sẹo thiếu tính đàn hồi, nên khi tử cung to ra và co thắt thì dễ bị đứt. Vì vậy, khi chẩn đoán đúng như vậy thì phải tiến hành mổ ngay, nếu không vết nứt to ra sẽ gây hiện tượng xuất huyết và nguy hiểm đến tính mạng.