Ngải cứu có rất nhiều tác dụng nhưng đi kèm của nó cũng có rất nhiều tác hại nếu bạn sử dụng quá nhiều. Đặc biệt tác hại của ngải cứu đối với bà bầu.

 

Hại gan

Nếu bạn dùng quá nhiều ngải cứu, có thể gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính, viêm gan vàng da, gan to, nước tiểu đục hoặc có lẫn dịch mật. Đặc biệt bà bầu không nên ăn quá nhiều ngải cứu, có thể ảnh hưởng tới thai nhi

Tác hại của ngải cứu đối với bà bầu ra sao?
Tác hại của ngải cứu đối với bà bầu ra sao?  (Ảnh minh họa: Internet)

Gây ngộ độc

Nếu dùng với liều 3 – 5g ngải cứu khô (9 – 15g ngải cứu tươi), có thể giúp kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, cho bạn cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Nhưng nếu bạn dùng liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc bị ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc thông thường là miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát.

Sau khoảng nửa giờ do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính, sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn…

Ảnh hưởng thần kinh

Nếu dùng quá nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương của bạn có thể bị hưng phấn quá mức, dẫn tới cục bộ hoặc toàn thân co giật. Bà bầu mang thai không nên ăn quá nhiều dẫn đến nóng trong người và ảnh hưởng tới thai nhi

Sau vài lần có thể khiến chân tay co cứng, nói nhảm, thậm chí tê liệt do các tế bào não bị tổn thương.

Sau khi được điều trị, bạn vẫn có thể phải hứng chịu một số di chứng về mất trí nhớ, ảo giác…

doc-tinh-tu-ngai-cuu-rau-ma-1410837409845-86-6-409-446-crop-1410837415161
Ăn nhiều ngải cứu sẽ ảnh hưởng xấu tới thần kinh (Ảnh minh họa: Internet)

Dễ sảy thai trong 3 tháng đầu

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ có thai thường uống lá ngải cứu vì nó giúp giảm đau cơ và các cơn đau vùng bụng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo rằng, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Do đó, tốt nhất, phụ nữ mang thai không nên ăn ngải cứu hoặc có thể dùng với tần suất 1 – 2 lần trong tuần với lượng ít (tối đa từ 9 – 15g ngải cứu tươi) để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Như vậy, không thể phủ nhận những lợi ích của ngải cứu.

Nó vừa có thể được sử dụng như một loại thuốc, vừa chế biến thành những món ăn bổ dưỡng trong ngày.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cách sử dụng hợp lý, với liều lượng vừa phải, tránh nguy cơ phản tác dụng, gây hại khôn lường cho sức khỏe.